Cách viết kỹ năng tin học văn phòng trong CV
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như hiện nay, các kỹ năng tin học là yếu tố cơ bản cần thiết mà mọi người cần nắm được. Nếu như bạn không thể sử dụng thành thạo các phần mềm tin học phổ thông, bạn khó có thể nhận được lời mời làm việc từ phía các nhà tuyển dụng. 
 
Mỗi công việc khác nhau sẽ yêu cầu các kỹ năng tin học chuyên biệt khác nhau. Cho dù bạn sử dụng chúng để kiếm sống hay đơn giản bạn chỉ muốn tạo ra những trang word, trang slide đẹp mắt, hiểu biết về các phần mềm này sẽ giúp bạn thực hiện các công việc tốt hơn. Đó là lý do tại sao bạn cần viết các kỹ năng tin học văn phòng vào CV để có thể thuyết phục các nhà tuyển dụng.
 
Dưới đây là một số lời khuyên dành cho bạn khi viết các kỹ năng này vào CV.
Link ảnh 1: https://vn.joboko.com/blogs/img/2020/10/cach-viet-ky-nang-tin-hoc-van-phong-trong-cv-1.jpg
1. Một số kỹ năng tin học cần thiết
1.1. Microsoft Word
  • Thiết lập các trang word.
  • So sánh và hợp nhất tài liệu.
  • Tạo biểu mẫu bằng các trường và công cụ nâng cao.
  • Tạo và sử dụng template.
  • Chia sẻ và lưu trữ tài liệu.
  • Theo dõi các thay đổi trong trang word.
  • Tạo nhãn dán.
  • Tạo bảng tính.
  • Định dạng tài liệu.
1.2. Microsoft Excel
  • Tạo bảng tính.
  • Phân tích dữ liệu.
  • Macro.
  • Làm việc với biểu đồ.
  • Các công thức tính toán.
  • Xác nhận dữ liệu.
1.3. Microsoft PowerPoint
  • Tạo các slide thuyết trình.
  • Tạo và định dạng template.
  • Chèn các link liên kết.
  • Chèn và định dạng hình ảnh, video.
  • Truyền phát và chia sẻ slide.
1.4. Microsoft Access
  • Tạo và thiết kế cơ sở dữ liệu.
  • Tính toán.
  • Phân loại và lọc dữ liệu.
  • Tạo các truy vấn nâng cao.
  • Thiết lập mối quan hệ và nối các dòng trong bảng.
  • Sử dụng VBA và SQL trong Access.
  • Sử dụng các ứng dụng Office khác có Access.
1.5. Microsoft Outlook
  • Tự động trả lời.
  • Cài đặt cấu hình.
  • Tạo, lên lịch và giao nhiệm vụ.
  • Lập kế hoạch tổ chức các cuộc họp.
  • Chia sẻ và thiết lập cấu hình lịch trình.
Link ảnh 2: https://vn.joboko.com/blogs/img/2020/10/cach-viet-ky-nang-tin-hoc-van-phong-trong-cv-2.jpg
2. Cách viết kỹ năng tin học văn phòng trong CV
Khi cần liệt kê các kỹ năng tin học văn phòng vào CV, có thể bạn sẽ không biết nên bắt đầu từ đâu cho hợp lý. Khi đó, hãy đọc lại các yêu cầu trong tin tuyển dụng để đảm bảo bạn không bỏ sót bất kỳ kỹ năngnào mà nhà tuyển dụng đòi hỏi. Bất kỳ kỹ năng nào bạn có thể đáp ứng, hãy ghi chúng vào CV của bạn. Bạn có thể xem thêm những kỹ năng mềm cần thiết Tại đây.
 
Một số ví dụ:
  • Quản lý ngân sách và các giao dịch mua bán của bộ phận với kỹ năng sử dụng Microsoft Excel trung cấp.
  • Phối hợp với ba bộ phận khác để hoàn thành một dự án dựa vào kỹ năng sử dụng  Microsoft Teams ở trình độ cơ bản.
  • Biên soạn, định dạng và gửi báo cáo hàng quý cho tất cả nhân viên trong công ty nhờ sử dụng các kỹ năng nâng cao trong Microsoft Word và Microsoft Outlook.
 
Nếu kinh nghiệm làm việc của bạn không liên quan nhiều đến việc sử dụng Microsoft Office, bạn có thể tạo một phần kỹ năng tin học văn phòng riêng biệt. Hãy cung cấp cho nhà tuyển dụng những công việc mà bạn có thể sử dụng các phần mềm này để hoàn thành nhanh chóng hơn. Nếu bạn có bất kỳ chứng chỉ liên quan nào, đừng quên bổ sung chúng vào khi viết CV. Dưới đây là một số ví dụ:
  • Sử dụng Microsoft Word thành thạo: Tạo và chỉnh sửa tài liệu, báo cáo của công ty, duy trì sự nhất quán của các dạng văn bản mà công ty sử dụng; sử dụng Mail Merge để tạo và gửi email cho nhân viên và khách hàng của công ty.
  • Sử dụng Microsoft Excel ở trình độ cơ bản: Nhập và sắp xếp dữ liệu; sử dụng các công thức và bộ lọc đơn giản để sắp xếp thông tin liên hệ của khách hàng cho bộ phận.
  • Sử dụng Microsoft Outlook ở trình độ trung cấp: Gửi, quản lý email và sắp xếp lịch trình làm việc.
 
Con người ngày càng sử dụng nhiều các thành tựu khoa học công nghệ để có thể hoàn thành các công việc một cách nhanh chóng và chính xác hơn. Ở văn phòng, các kỹ năng tin học là vô cùng cần thiết. Do đó, nếu bạn muốn tìm kiếm được vị trí công việc phù hợp, bạn phải đáp ứng được yêu cầu này. Nếu bạn vẫn chưa biết cách sử dụng các phần mềm cơ bản này, đã đến lúc bạn cần tự tìm hiểu hoặc tham gia các lớp đào tạo!