Mắc lỗi trong công việc: Sửa sai như thế nào để không mất uy tín?
Ai trong chúng ta cũng đã từng hoặc sẽ mắc lỗi. Đó là điều hiển nhiên vì không ai hoàn hảo cả. Song, nếu bạn mắc lỗi trong công việc, hậu quả để lại có thể vô cùng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến đồng nghiệp và công ty của bạn. Tuy nhiên, việc bạn phạm lỗi không quan trọng bằng việc bạn có biết cách sửa sai hay không. Vậy làm thế nào để sửa sai một cách khéo kéo để bạn không bị mất uy tín?
Link ảnh 1: https://vn.joboko.com/blogs/img/2020/10/mac-loi-trong-cong-viec-sua-sai-nhu-the-nao-de-khong-mat-uy-tin-1.jpg
Nhận lỗi
Ngay khi bạn phát hiện ra bản thân đã làm gì sai, hãy báo ngay cho sếp của bạn. Tất nhiên, nếu bạn mắc lỗi không đáng kể và không ảnh hưởng đến ai hoặc nếu bạn có thể ngăn nó xảy ra, bạn có thể giữ im lặng. Nhưng nếu bạn mắc lỗi khá nghiêm trọng, đừng cố che giấu nó. Vì việc che giấu có thể gây ra những hậu quả tồi tệ hơn và khiến người khác có suy nghĩ khác về bạn. Sự thẳng thắn chứng tỏ bạn là người làm việc chuyên nghiệp, một đặc điểm được hầu hết các nhà tuyển dụng đánh giá cao.
Tìm cách sửa lỗi
Bạn cần lập một kế hoạch cụ thể để sửa chữa những sai lầm mình đã gây ra. Nhưng nếu chưa có ý tưởng nào hợp lý, đừng quẩn quanh và làm phiền sếp của bạn. Hãy đảm bảo với cô ấy hay anh ấy rằng bạn đang cố gắng tìm giải pháp và đừng chỉ nói không mà hãy tập trung vào công việc đó.
 
Sau khi bạn biết mình cần phải làm gì, hãy trình bày cách giải quyết của bạn với sếp. Bạn cần nêu cụ thể những gì bạn nghĩ mình nên làm và tác dụng của chúng. Hãy cho sếp của bạn biết thời gian thực hiện và mọi chi phí liên quan. 
 
Bạn cũng nên chuẩn bị thêm một giải pháp khác phòng trường hợp sếp của bạn từ chối ý tưởng đầu tiên. Mặc dù phạm sai lầm không phải là điều tốt nhưng nó sẽ tạo cơ hội cho bạn học cách giải quyết vấn đề. Bạn cũng cần có những kỹ năng làm việc tốt để tránh phạm phải những sai lầm không mong muốn, hãy cùng tìm hiểu thêm các bài viết hấp dẫn Tại đây.
Không đổ lỗi cho người khác
Nếu bạn thường làm việc theo nhóm, không chỉ bản thân bạn mà cả những đồng nghiệp khác có thể cũng phải chịu trách nhiệm về sai lầm của bạn. Mọi người thường thích được khen thưởng nhưng họ không thích nhắc về những sai lầm. Nếu có thể, hãy cùng nhóm của bạn tìm cách giải quyết vấn đề.
 
Tuy nhiên, điều này có thể không khả thi vì đồng nghiệp của bạn có thể không muốn chịu trách nhiệm cùng bạn. Họ sẽ cho rằng đó không phải là lỗi của bản thân. 
 
Dù đồng nghiệp của bạn có phải chịu một phần trách nhiệm hay không, đừng đổ lỗi cho bất cứ ai. Hãy biết ơn khi họ cùng bạn tìm cách giải quyết vấn đề.
 
Link ảnh 2: https://vn.joboko.com/blogs/img/2020/10/mac-loi-trong-cong-viec-sua-sai-nhu-the-nao-de-khong-mat-uy-tin-2.jpg
Tránh việc tự trách bản thân
Bạn nên phân biệt rõ việc nhận lỗi và việc tự trách bản thân mình. Hãy thừa nhận sai lầm của bản thân nhưng bạn không nên tự trách mình vì đã mắc lỗi, đặc biệt là khi bạn ở cùng mọi người. Nếu bạn liên tục nhắc đến lỗi của mình, mọi người sẽ ám ảnh và ghi nhớ nó lâu hơn.
 
Thay vào đó, hãy khiến sếp và đồng nghiệp của bạn tập trung vào cách bạn giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, cho dù bạn đã tìm ra giải pháp hiệu quả như thế nào, khoe khoang sẽ khiến người khác nghĩ rằng bạn cố tình phạm lỗi để thể hiện bản thân có khả năng ứng phó với mọi vấn đề.  
Nếu có thể, hãy giải quyết vấn đề ngoài thời gian làm việc
Bạn được trả lương để làm việc, không phải để mắc lỗi và sửa chữa chúng. Vì vậy nếu có thể, hãy tập trung làm việc như bình thường và dành thời gian nghỉ để sửa sai. Bạn có thể phải dậy sớm đi làm, thức khuya và ăn trưa trên bàn làm việc cho tới khi mọi thứ quay trở lại quỹ đạo bình thường. Hãy nhớ xin phép sếp nếu bạn muốn làm thêm giờ ở công ty. Bạn cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng mềm để hỗ trợ cho công việc dễ dàng và hiệu quả nhất.
 
Dù sớm hay muộn, dù lỗi có nghiêm trọng đến đâu, như đã nói ở trên, điều quan trọng nhất là bạn phải biết cách giải quyết vấn đề. Uy tín là thứ bạn phải dành nhiều thời gian mới có được nhưng lại dễ dàng mất đi trong vòng một nốt nhạc. Do đó, hãy nhận lỗi và hành xử một cách khéo léo để giữ uy tín cá nhân không chỉ trong công việc mà còn trong tất cả các mối quan hệ khác.