Quá chán ghét công việc của mình: Hãy làm ngay những việc sau
Bạn vừa nhận được công việc này một vài ngày trước nhưng bạn chợt phát hiện ra nó không giống với những gì bạn mong đợi? Bạn không thể chịu đựng được tính khí của sếp mới? Bạn không được làm những việc mình mong muốn? Bạn đi làm trong bộ dạng mệt mỏi và phải tăng ca nhiều giờ? Bạn bắt đầu chán ghét công việc và chỉ khi rời khỏi công ty bạn mới là chính mình? Đâu là giải pháp giúp bạn thoái khỏi tình trạng này?
Link ảnh 1: https://vn.joboko.com/blogs/img/2020/10/qua-chan-ghet-cong-viec-cua-minh-hay-lam-ngay-nhung-viec-sau-1.jpg
1. Tìm hiểu vấn đề 
Hầu hết mọi người đều rơi vào tình huống khó khăn khi phải thay đổi. Nếu bạn là người mới, hãy cho bản thân một khoảng thời gian nhất định để thích nghi với môi trường trước khi bạn đổ lỗi cho công việc. Bạn có thể phải điều chỉnh bản thân để thích ứng với các quy định mới, đồng nghiệp mới hay văn hóa làm việc mới. Đôi khi không phải công việc quá nhàm chán mà nguyên nhân là do bạn chưa quen với mọi thứ như văn hóa công sở.
 
Không chỉ riêng bạn mà nhiều người khác cũng gặp vấn đề ngay sau khi nhận việc. Theo các nghiên cứu vào năm 2017, có đến 66% người lao động phát hiện công việc họ vừa nhận không phù hợp với bản thân, hậu quả là 50% số nhân viên này xin nghỉ việc trong vòng sáu tháng. Những lý do chính dẫn đến việc này là:
  • Văn hóa doanh nghiệp “độc hại” (46%)
  • Phong cách quản lý của sếp (40%)
  • Công việc không giống với mô tả trong tin tuyển dụng và khi phỏng vấn (37%)
  • Không nắm rõ yêu cầu công việc (33%)
2. Đi sâu vào cốt lõi vấn đề
Sau khi đã trở nên quen thuộc với công việc, nếu như bạn vẫn cảm thấy mọi việc không dễ dàng gì, bạn có thể khẳng định bản thân không thích công việc này. Nếu sếp của bạn là người khiến bạn cảm thấy áp lực đến mức khó chịu, đâu là yếu tố chính gây ra vấn đề này? Đó là do cách quản lý, thái độ hay các kỹ năng của họ? 
 
Hãy nhìn nhận lại mọi thứ một cách toàn diện. Bạn không thích điểm nào của công việc này? Bạn không thích sếp của mình có những đặc điểm gì? Hãy ghi nhớ và tránh lặp lại khi bạn đi tìm việc sau này.
 
Bạn càng rõ ràng về những yếu tố khiến bạn không hài lòng với công việc của mình, bạn càng có thể dễ dàng tìm cách giải quyết vấn đề hơn hoặc thậm chí đổi một công việc khác phù hợp với bạn hơn. 
3. Tìm điểm tốt của công việc
Nếu bạn độc lập về tài chính, bạn có thể không nghĩ ngợi nhiều mà lập tức nộp đơn xin nghỉ việc. Tuy nhiên, nếu bạn còn phụ thuộc vào công việc này, bạn không thể làm gì khác ngoài việc chấp nhận công việc nhàm chán này. 
 
Trong thời gian phải tiếp tục công việc, điều bạn nên làm là tập trung vào những lợi ích hay mặt tốt mà công việc này mang lại. Có thể những mặt tốt đó sẽ khiến bạn cảm thấy đỡ chán ghét công việc này hơn. Hơn nữa, việc này cũng giúp bạn xác định được những thứ mình yêu thích và muốn theo đuổi trong tương lai.
Link ảnh 2: https://vn.joboko.com/blogs/img/2020/10/qua-chan-ghet-cong-viec-cua-minh-hay-lam-ngay-nhung-viec-sau-2.jpg
4. Thường xuyên làm mới CV của mình
Bạn nên thường xuyên cập nhật thông tin và làm mới CV của mình ngay cả khi bạn đang rất hài lòng với công việc hiện tại của mình. Để thuận tiện, bạn nên giữ CV ở dạng bản mềm. Nếu bạn bắt đầu quá trình tìm việc làm mới ngay sau khi nhận việc được một tuần, bạn không nên đề cập đến công việc này trong CV của mình.
 
Ngày nay, nhảy việc không còn là một chuyện xa lạ với các nhà tuyển dụng, nhưng việc bạn chỉ làm ở một công ty trong hai tuần chắc chắn sẽ khiến họ đặt ra một số câu hỏi mà bạn có thể không muốn hoặc không trả lời được. Họ sẽ nghĩ bạn là người không chuyên nghiệp khi nhảy việc sớm như vậy.
5. Xây dựng các mối quan hệ
Nếu bạn muốn đổi một công việc mới, bạn nên bắt đầu xây dựng các mối quan hệ. Theo nghiên cứu, ít nhất 60% công việc mà mọi người có được là nhờ các mối quan hệ. Và bạn có thể là một trong số đó. Hãy liên lạc với đồng nghiệp, bạn bè, thầy cô và mời họ đi uống cà phê. Bạn có thể ngụ ý rằng bản thân muốn tìm việc khác trong quá trình nói chuyện. Biết đâu họ có thể giới thiệu công việc hoàn toàn phù hợp với bạn. 
6. Quay lại với công việc trước đây
Nếu bạn từng chủ động xin nghỉ việc, bạn có thể cân nhắc việc quay trở lại công ty cũ. Đôi khi cách để tiến lên phía trước lại chính là nhìn về phía sau. Nếu bạn vẫn yêu thích công việc trước đây của mình, hãy liên lạc với công ty cũ và bày tỏ mong muốn của bạn.
Tuy nhiên, nếu công ty cũ từ chối yêu cầu, bạn có thể bắt đầu tìm việc khác nhưng hãy nhớ tuyệt đối giữ bí mật. Bạn không nên để bất kỳ ai trong công ty phát hiện mình đang chuẩn bị rời đi. Hãy dấu tên khi tìm việc và liên lạc với bên tuyển dụng chỉ khi bạn không có mặt ở công ty. 
 
Có nhiều lý do khiến bạn chán ghét công việc hiện tại của mình, đó có thể là do bạn không thích sếp, bạn không được làm những việc mình mong muốn,... Song cho dù lý do của bạn là gì, những việc bạn cần làm là nhìn nhận lại vấn đề một cách toàn diện trước khi quyết định bản thân nên tiếp tục công việc này hay bắt đầu tìm một công việc mới.