Khi nào nên từ chối lời mời làm việc?
Sau một vài tháng nỗ lực tìm việc, cuối cùng bạn đã nhận được lời mời làm việc. Bạn đang hào hứng vì có thể thoát khỏi tình trạng thất nghiệp. Nhưng lúc này người thân của bạn lại khuyên bạn không nên nhận công việc này. Tại sao họ lại khuyên bạn như thế? Và liệu bạn có nên nghe theo họ? Dưới đây là một số trường hợp bạn cần cân nhắc việc từ chối lời mời làm việc.
Link ảnh 1: https://vn.joboko.com/blogs/img/2020/10/khi-nao-nen-tu-choi-loi-moi-lam-viec-1.jpg
1. Mức lương không xứng đáng
Rõ ràng là bạn đang cần tìm việc làm để trang trải cho cuộc sống, thậm chí bạn còn muốn kiếm được nhiều tiền hơn so với các khoản chi của mình. Nhưng phía công ty muốn tuyển bạn lại đưa ra mức lương thấp và bạn không thể thương lượng được. Khi đó, bạn không nên nhận công việc này. 
 
Tất nhiên cũng có trường hợp bạn nên chấp nhận mức lương này. Ví dụ như khi bạn thay đổi các công việc khác nhau và bắt đầu lại ở vị trí nhân viên học việc hoặc bạn chỉ muốn làm việc tạm thời trong khi đợi công việc chính của bạn ổn định trở lại sau đại dịch. 
 
Song bạn phải biết mức lương thế nào là xứng đáng với thời gian và công sức mà bạn đã bỏ ra. Bạn có nên làm một công việc với mức lương không đủ để chi trả không? Ngoài kia vẫn còn nhiều cơ hội khác dành cho bạn. Do đó, đừng tiếc nuối một công việc không xứng đáng với những gì bạn bỏ ra. 
2. Bạn không thích công việc này
Trước khi nộp CV ứng tuyển vị trí này chắc hẳn bạn đã xem qua phần mô tả công việc và tìm hiểu một chút về công ty. Mọi thứ có vẻ phù hợp với chuyên môn và năng lực của bạn do đó, bạn đã tham gia phỏng vấn. Tuy nhiên khi tìm hiểu kỹ hơn, bạn cảm thấy đường hướng phát triển của công ty này không phù hợp với quan điểm của bạn.
 
Theo website tuyển dụng, tìm việc làm JOBOKO: https://vn.joboko.com, lúc này bạn hoàn toàn có thể từ chối công việc này. Hãy theo đuổi những vị trí mà khi làm việc bạn được là chính mình và bạn hạnh phúc với nó.
3. Công việc này không đáp ứng những gì bạn mong muốn
Mỗi người đều có những yêu cầu tối thiểu đối với công việc của mình. Ví dụ như bạn muốn có một vài ngày làm việc ở nhà hoặc bạn muốn thời gian làm việc linh động. Nếu như vị trí này không thể đáp ứng những yêu cầu này, bạn nên cân nhắc việc từ chối nó bởi vì cho dù bạn có nhận việc, khả năng bạn không thể gắn bó lâu dài khá cao.
 
Tuy nhiên, nếu về lâu dài công việc này có thể phù hợp với bạn, hãy chấp nhận những khó khăn ban đầu.
4. Không có cơ hội thăng tiến
Trước khi nhận bất cứ công việc gì, hãy suy nghĩ về ảnh hưởng của nó đối với sự nghiệp của bạn. Liệu vị trí này có giúp bạn học hỏi được gì không? Liệu bạn có thể thăng chức lên vị trí cao hơn không?
 
Một kế hoạch phát triển rõ ràng sẽ giúp bạn định hình được tương lai của mình trong những năm tiếp theo. Ngay cả khi bạn là một người không thích sự ổn định, ít nhất bạn cần phải biết được những lợi ích mà công việc này đem lại cho bạn. 
 
Nếu công việc này không giúp ích gì cho bạn trong quá trình phát triển sự nghiệp, bạn có thể bỏ qua nó.
5. Bạn không được làm công việc mình đã ứng tuyển
Bạn đã đọc qua các nhiệm vụ của nhân viên trong tin tuyển dụng nhưng khi đến công ty, bộ phận nhân sự lại sắp xếp bạn vào một vị trí hoàn toàn khác, không đáp ứng được mong muốn của bạn. Khi đó, hãy hỏi họ lý do và đưa ra quyết định có nên nhận việc hay không.  
 
Bên cạnh đó nếu như các quyền lợi đã được đề cập đến trong tin đăng tuyển dụng khác với những gì phía công ty trực tiếp thông báo, bạn cũng nên cân nhắc việc có nên ở lại làm việc hay không. Trước khi ký hợp đồng, hãy đọc các nội dung trong đó và nếu có khác biệt gì, hãy hỏi phía tuyển dụng. Một khi bạn ký vào hợp đồng, bạn sẽ không thay đổi được gì nữa.
Link ảnh 2: https://vn.joboko.com/blogs/img/2020/10/khi-nao-nen-tu-choi-loi-moi-lam-viec-2.jpg
6. Công ty này có tai tiếng
Không ai là hoàn hảo cả và các công ty cũng như thế. Tuy nhiên, nếu có quá nhiều người, đặc biệt là các nhân viên cũ bày tỏ thái độ khó chịu với công ty, với các lãnh đạo, bạn nên xem xét lại.
 
Việc một số người đánh giá thấp về công ty sẽ không có vấn đề gì tuy nhiên nếu quá nhiều người phàn nàn về cách thức và môi trường làm việc, bạn nên suy nghĩ thận trọng trước khi quyết định. Đâu là lý do khiến họ hành xử như vậy? 
 
Đôi khi việc trúng tuyển khiến chúng ta quá vui mừng và quên mất cân nhắc các yếu tố khác như một trường làm việc, cơ hội thăng tiến, uy tín của công ty. Mức lương và phúc lợi là những yếu tố quan trọng song bạn cũng cần chú ý tới các yếu tố khác như kế hoạch phát triển lâu dài, văn hóa công ty,...  Trúng tuyển vào một vị trí nào đó không phải là việc dễ dàng, tuy nhiên đôi khi bạn phải từ bỏ chúng để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn.